Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ
- content:
Đặc biệt, bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có ý nghĩa, lợi ích thiết thực trong việc đem lại cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước một cơ chế chăm sóc sức khỏe toàn diện ngay từ trường học.
Đảm bảo quyền lợi cho hơn 681.000 học sinh, sinh viên
Tính đến ngày 30/8, năm học 2023 - 2024, chính sách bảo hiểm y tế đã bao phủ đến 97,98% học sinh, sinh viên trong tỉnh Nghệ An, với 681.677 em tham gia. Ðiều đó đồng nghĩa với việc trên toàn tỉnh đã có hơn 681.000 học sinh, sinh viên được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, nếu không may ốm đau, bệnh tật các em sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.
Khi tham gia bảo hiểm y tế, nếu học sinh, sinh viên đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi, quyền lợi được hưởng. Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến, các em sẽ được hưởng theo phạm vi, mức hưởng bảo hiểm y tế như sau: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Học sinh, sinh viên cần tham gia Bảo hiểm y tế đầy đủ để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ. Trong ảnh: Giờ học may của học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An. Ảnh tư liệu: Mỹ Hà Trong quá trình phát triển, chính sách bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện theo hướng quyền lợi, chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng được nâng cao và mở rộng. Theo đó, học sinh, sinh viên khi tham gia cũng được hưởng nhiều lợi ích hơn từ chính sách bảo hiểm y tế như: Ðược chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học; được tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các thủ tục thuận tiện; được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn… Nhờ có tấm thẻ bảo hiểm y tế, nhiều học sinh, sinh viên và gia đình chủ động về chi phí khám, chữa bệnh, vơi đi gánh nặng tài chính giữa lúc khó khăn khi không may bị ốm đau, bệnh tật, để học sinh, sinh viên yên tâm chữa bệnh, điều trị sớm quay lại môi trường cuộc sống và học tập bình thường.
Ðáng chú ý, trong khi Luật Bảo hiểm y tế chưa có quy định chi tiết cho y tế dự phòng, nhưng nhóm học sinh, sinh viên đã gián tiếp được hưởng các quyền lợi này thông qua việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học hiện đang vận hành chủ yếu từ nguồn kinh phí trích lại từ quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hoạt động y tế trường học (trong đó có nội dung chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh đầu năm học; tổ chức các hoạt động tư vấn giáo dục, sức khỏe và phòng bệnh…).
Đại diện BHXH tỉnh và phòng giáo dục TP Vinh trao thẻ BHYT cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh tư liệu: Mỹ Hà Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, việc tham gia bảo hiểm y tế không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm tuân thủ pháp luật, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của học sinh, sinh viên thông qua việc đóng góp, chia sẻ rủi ro với những người không may bị ốm đau, bệnh tật… đặc biệt, với những người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.
Tuy nhiên, trong tỉnh vẫn còn khoảng 2% học sinh, sinh viên chưa tham gia bảo hiểm y tế, tập trung ở nhóm sinh viên các trường đại học và học sinh các trường cao đẳng, trung cấp. Trong số này, một số học sinh, sinh viên và phụ huynh vẫn còn hiểu chưa thấu đáo về chính sách bảo hiểm y tế, cho rằng, chỉ cần tham gia bảo hiểm y tế những lúc ốm đau…
Nhiều học sinh được chi trả hàng trăm triệu đồng tiền chữa bệnh
Thực tế cho thấy, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính phải điều trị dài ngày, nhiều đợt (như chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch…) với chi phí từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, giúp các em và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám, chữa bệnh, có thêm động lực để yên tâm điều trị bệnh.
Trong đó, có thể kể đến bệnh nhân có mã thẻ HS44040175XXXXX (Nghi Lộc), đi khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 4 lần trong năm 2022 tại Cơ sở 2 - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức với các chẩn đoán chính như bệnh lý phối hợp van 2 lá, van động mạch chủ và van 3 lá; Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cấp và bán cấp; Suy tim sung huyết; Sự có mặt của van tim thay thế khác… Chi phí quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân hơn 411 triệu đồng.
Hay bệnh nhân có mã thẻ HS44040180XXXXX (thành phố Vinh) khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 9 lần trong 6 tháng đầu năm 2023 tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An và Bệnh viện Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương với các chẩn đoán chính như bệnh bạch cầu dạng tủy cấp. Chi phí quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân hơn 666 triệu đồng.
Những điều cần biết về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Nguồn: BHXH Việt Nam Từ những số liệu trên, có thể khẳng định, chính sách bảo hiểm y tế mang ý nghĩa nhân văn và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Ðặc biệt, với những học sinh, sinh viên, những người bị bệnh hiểm nghèo có thời gian chữa trị bệnh lâu dài thì giá trị của việc tham gia bảo hiểm y tế càng được nhân lên gấp bội. Tấm thẻ bảo hiểm y tế đã không chỉ giúp người bệnh có điều kiện được tiếp xúc, sử dụng với các vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cao, đắt tiền để điều trị bệnh, mà còn giúp gia đình người bệnh không lâm vào cảnh sa sút kinh tế chỉ vì lo chi phí khám, chữa bệnh cho người thân.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, để mọi học sinh, sinh viên đều được chăm sóc sức khỏe ngay từ trường học, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, thì cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, mà quan trọng hơn cả chính là ý thức tự giác, chủ động tham gia bảo hiểm y tế của mỗi học sinh, sinh viên và phụ huynh./.
- Nghi Thu kỷ niệm ngày thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam
- Khai mạc giải bóng đá nam thanh niên thành phố Vinh mở rộng tranh cup Huda 2025.
- TP. Vinh chấn chỉnh dịch vụ mô tô nước tại bãi tắm Cửa Lò
- Phường Cửa Nam tổ chức chiến dịch khám, chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2025.
- Thành phố Vinh lắp thêm điểm tắm tráng, phòng thay đồ tại biển Cửa Lò
- HĐND thành phố Vinh thông qua chủ trương điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
- Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 11/3/2025 của UBND thành phố Vinh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của ông Cao Huy Tâm - bà Nguyễn Thị Loan, trú tại xã Nghi Kim (11/03/2025)
- Quyết định số 3653/QĐ-UBND ngày 16/4/2025 v/v cho phép chuyển mục đích SD đất (16/04/2025)
- Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 8/4/2025 của UBND TP Vinh v/v giao đất cho bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, khối 1, Vinh Tân (08/04/2025)
- Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 04/04/2025 ề việc thu hồi đất để thực hiện dự án: Kho vận Logistic Hưng Thịnh An (04/04/2025)
- Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 03/04/2025 Về việc hủy bỏ các Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (03/04/2025)
- Quyết định số 3125/QĐ-UBND ngày 3/4/2025 Về việc chuyển mục đích sử dụng đất của ông, bà: Nguyễn Văn Tư - Lê Thị Châu thuộc khối 13, phường Nghi Phú (03/04/2025)
- Quyết định số 3124/QĐ-UBND ngày 3/4/2025 Về việc chuyển mục đích sử dụng đất của ông, bà: Đặng Văn Lô - Nguyễn Thị Lương thuộc khối Yên Khang, phường Hưng Đông (03/04/2025)
- Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 03/4/2025 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của ông (bà): Nguyễn Đình Thu - Lê Thị Dung thuộc khối Trung Thuận, phường Hưng Đông (03/04/2025)
- Quyết định số 2987/QĐ-UBND ngày 02/04/2025 v/v giao đất cho ông Nguyễn Văn Hùng – bà Hà Thị Yên thường trú tại khối Vĩnh Mỹ, phường Vinh Tân, thành phố Vinh (02/04/2025)
- Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 11/3/2025 của UBND thành phố Vinh v/v chuyển mục đích sử dụng đất cho ông, bà: Đặng Văn Lô - Nguyễn Thị Lương tại khối Yên Khang, phường Hưng Đông (11/03/2025)
Tiến độ giải quyết hồ sơ
- content: