FNgười có công với cách mạng là một trong những người sau đây: * Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
* Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08/1945;
* Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
* Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
* Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
* Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
* Bệnh binh;
* Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
* Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;
* Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
* Người có công giúp đỡ cách mạng.
FNgười thuộc hộ nghèo là người thuộc chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2022-2025
* Tại khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Tại khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
FTrẻ em là người dưới 16 tuổi.
FNgười dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
FNgười bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
FNgười bị buộc tội thuộc hộ cận nghèogồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thuộc chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
FNgười có khó khăn về tài chính (là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật)thuộc một trong các trường hợp sau đây:
* Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
* Người nhiễm chất độc da cam;
* Người cao tuổi (công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên);
* Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt học tập gặp khó khăn;
* Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự là cá nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra trong vụ án hình sự;
* Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
* Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
* Người nhiễm HIV.
( Khi cần biết thông tin về các tổ chức trợ giúp pháp lý, hãy liên hệ với Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, địa chỉ: số 58 – 60 đường Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 024.62739641.
( Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN
ĐC: Số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
ĐIỆN THOẠI: 02383.589.531 * 02383.589.532 * 02383.835.341
Hotline: 02383.589532
- Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 1: Khối 3, Thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, ĐT: 02383.623.845
- Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 2: Khối Kim Tân, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, ĐT: 02383.881.787
- Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 3: Khối Hòa Tây , thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, ĐT: 02383.741.585
PDanh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An: https://tuphap.nghean.gov.vn/trung-tam-tgpl./.