Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Ngày 05/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
content:

Nghị định gồm 62 Điều, nội dung chính quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bàn và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản là 02 năm. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Nghị định là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như sau:

          1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

          Phạt tiền đến 500.000 đồng.

          2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

          a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

          b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

         c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

          3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

          a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

          b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

          c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

          d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

          4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

          a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

          b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

         c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

         d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

* Các chức danh của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 7 điều 55 cụ thể như sau:

          - Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản (Điều 11);

          - Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản (Điều 12);

          - Vi phạm quy định về thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu để giới thiệu ở hội chợ, triên lãm (Điều 13);

          - Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Điều 14);

          - Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 15);

          - Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống (Điều 18);

          - Vi phạm quy định về sứ đụng điện để khai thác thủy sản (khoản 2 Điều 28);

          - Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (Điều 32);

          - Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản (Điều 41);

          - Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản (Điều 42);

          - Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản (Điều 43);

          - Vi phạm quy định về giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phén, chứng chỉ được cấp và vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản (khoản 1 Điều 44)

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Xem chi tiết nội dung văn bản tại đây./.

                                                                                Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Vinh

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

content:

Thời tiết