HỎI ĐÁP CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÁO NỔ
- content:
HỎI: Thế nào là pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa?
* Trả lời:
Tại khoản 1, điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo có giải thích từ ngữ như sau:
– Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (như pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ).
– Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ có hiệu ứng ánh sáng trong không gian gồm hai loại: (1) Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m; (2) Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
– Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Đối với 02 loại pháo nổ, pháo hoa nổ bị nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thì được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này gồm: (1) Tết Nguyên đán; (2) Giỗ Tổ Hùng Vương; (3) Ngày Quốc khánh; (4) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; (5) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch); (6) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (7) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; (8) Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
HỎI: Người dân được sử dụng pháo hoa trong trường hợp nào?
* Trả lời:
Tại khoản 1, điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật”.
Vì pháo hoa là sản phẩm chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt” chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt không gây ra tiếng nổ, các loại pháo hoa do Công ty TNHH MTV Hoá chất 21 thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, như: giàn phun viên, giàn phun hoa, cánh hoa xoay, cây hoa lửa… Đối với các loại pháo này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015) thì được sử dụng.
HỎI: Người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì mua ở đâu? Và có được bán, kinh doanh pháo hoa không?
* Trả lời:
Tại khoản 2, điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định các “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.
Trong khi đó, tại điểm a, khoản 2, điều 14 Nghị định số 137 quy định “Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường”.
Như vậy, khi người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì phải mua tại các tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng được phép kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và tổ chức, doanh nghiệp đó phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Trường hợp người dân mua pháo hoa của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng là sai quy định và người dân không được phép bán, kinh doanh pháo hoa khi chưa được Bộ Quốc phòng, Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp các loại giấy phép theo quy định.
HỎI: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo hoa?
* Trả lời:
Tại Điều 5 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định Các hành vi bị nghiêm cấm, như sau:
(1) Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
(2) Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
(3) Cấm mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
(4) Cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(5) Cấm trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
(6) Cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
(7) Cấm giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
(8) Cấm hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
(9) Cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
HỎI: Hành vi bán, kinh doanh pháo hoa và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép bị xử lý như thế nào?
* Trả lời:
– Hành vi bán, kinh doanh pháo hoa trái phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 4, điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về “Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Do kinh doanh pháo hoa thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị xử lý hành chính tại điểm i, khoản 3, điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015: Người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, tuỳ theo trường hợp người phạm tội có thể bị phạt mức cao nhất đến 07 năm tù./.
Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Vinh
- TIÊU CHUẨN MỚI VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “THÔN, TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA”, “XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TIÊU BIỂU” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÁO HOA CHƠI TẾT 2025
- HỎI ĐÁP CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÁO NỔ
- Cận 1.5 độ được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
- RA MẮT MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ ĐIỂM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI XÃ NGHI LIÊN, THÀNH PHỐ VINH
- Một số nội dung mới trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ
- QĐ số 8983/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 về việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu thương mại và dịch vụ tổng hợp Khang Bình tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh (31/12/2024)
- Quyết định số 7470/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Lê Hồng Văn - Nguyễn Thị Minh Huệ tại Xóm Xuân Hùng, Xã Hưng Lộc (19/12/2024)
- Quyết định số 7486/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Lê Đức Mạnh tại xóm Đức Thọ, xã Hưng Lộc (19/12/2024)
- Quyết định số 7483/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Dương Thị Thủy tại xóm Đức Thọ, xã Hưng Lộc (19/12/2024)
- Quyết định số 7485/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Đặng Quang Hợi - Nguyễn Thị Hồng Ngân tại xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc (19/12/2024)
- Quyết định số 7509/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc chuyển mục đích sử dụng đất cho ông, bà: Phạm Thị Triều tại xóm 6, xã Nghi Phú (19/12/2024)
- Quyết định số 7523/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Nguyễn Duy Bình - Nguyễn Thị Thủy tại xóm 19, xã Nghi Phú (19/12/2024)
- Quyết định số 7522/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Nguyễn Ngọc Xuân - Trần Thị Phước tại xóm Mỹ Thượng, xã Hưng Lộc (19/12/2024)
- Quyết định số 7521/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho ông (bà): Nguyễn Tất Đạt - Phùng Thị Hà tại xóm 23, xã Nghi Phú (19/12/2024)
- Số 238/KH-UBND ngày 25/11/2024 của UBND thành phố Vinh mở đợt cao điểm tuyên truyền, kiểm tra về PCCC (25/11/2024)
Tiến độ giải quyết hồ sơ
- content: