Thành phố Vinh "thay áo mới” đón chào 60 năm thành lập
- content:
Những ngày này, khắp mọi ngả đường nội thị TP Vinh (Nghệ An) như đang "mặc chiếc áo mới”, thể hiện sự vượng thịnh của một đô thị, của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa...
|
Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập TP Vinh (1963 - 2023) và 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 - 2023), TP Vinh đã thực hiện chỉnh trang đô thị trên toàn TP, điểm nhấn là khu vực xung quanh Quảng trường Hồ Chí Minh, tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, đường Lê Mao... (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
TP Vinh đã và đang chuyển mình rõ nét, với không gian đô thị mở rộng hơn, trong tương lai gần Vinh sẽ không chỉ là TP ánh sáng mà còn là TP biển. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Ngày 28/12/1961, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 32 về thành lập TP Vinh. Ngày 10/10/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 148/CP thành lập TP Vinh và là một trong 5 TP công nghiệp lớn nhất của miền Bắc Việt Nam. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Ngày 1/10/1788, Hoàng đế Quang Trung đã hạ chiếu xây dựng Kinh đô Phượng Hoàng tại xã Yên Trường, huyện Chân Lộc dưới chân núi Dũng Quyết, nay là phường Trung Đô, TP Vinh. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Ngày 10/12/1927, toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11/3/1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27/8/1917) thành TP Vinh - Bến Thủy. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, TP Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Ngày 13/8/2005, Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận TP Vinh là đô thị loại II. Ngày 5/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận TP Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Từ năm 2008, TP Vinh đã được Trung ương định hướng xây dựng và phát triển trở thành đô thị trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, TP Vinh đã góp phần quan trọng để Nghệ An hướng tới trở thành trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ về tài chính, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa và thể thao. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
TP Vinh sau khi điều chỉnh, sáp nhập sẽ có diện tích tự nhiên 166,24km2; dân số 575.718 người. Dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 27 phường và 9 xã. (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
TP Vinh cũng sẽ có những chính sách, cơ chế đặc thù để vươn mình hơn nữa... (Ảnh Hoàng Phạm) |
|
Trong Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nêu rõ: tập trung đầu tư và có cơ chế, chính sách vượt trội, để phát triển TP Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của cả vùng Bắc Trung Bộ. (Ảnh Hoàng Phạm)
Theo Hoàng Phạm - phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
|