Quản lý nhà nước về tín ngưỡng văn hoá trên địa bàn thành phố Vinh - Thành phố Vinh

Quản lý nhà nước về tín ngưỡng văn hoá trên địa bàn thành phố Vinh

content:

Theo kết quả kiểm kê mới nhất, trên địa bàn Thành phố Vinh có 81 di tích - danh thắng với 27 di tích đã được xếp hạng. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố Vinh có 3 lễ hội lớn tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung, Đền Hồng Sơn và hơn 50 nghi lễ truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 78 cơ sở tín ngưỡng với nhiều loại hình khác nhau như: đình, đền, miếu, điện thờ, Am......Các loại hình tín ngưỡng chủ yếu bao gồm: Tín ngưỡng thờ thần, Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc, Tín ngưỡng thờ Mẫu, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.và 14 “điện thờ tư gia” với đối tượng thờ cúng gồm: thờ tổ tiên, thờ phật, thờ mẫu, thờ thánh. Trong đó phần lớn là các di tích, lễ hội có yếu tố sinh hoạt tín ngưỡng như đền, miếu, nhà thờ họ như tín ngưỡng thờ thần, thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, lễ hội truyền thống...

                                    Đền Hồng Sơn thành phố Vinh

Xác định công tác quản lý nhà nước đối với di tích tôn giáo tín ngưỡng nói chung, loại hình di tích Chùa nói riêng là rất quan trọng, trong thời gian qua ngoài bám sát nội dung hướng dẫn của Luật Di sản văn hóa, Luật tôn giáo, tín ngưỡng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Thành phố Vinh đã Thành phố chú trọng phát triển các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phong phú đa dạng như tục thờ cúng tổ tiên, vinh danh các anh hùng dân tộc…; lập hồ sơ đề nghị xếp hạng đối với các di tích là đền, đình, nhà thờ họ nhằm tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, những người có công với đất nước. Chỉ đạo Ban quản lý các di tích xây dựng kế hoạch, kịch bản tổ chức các hoạt động lễ hội hàng năm. Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống tại các di tích đặc biệt là các di tích có tín ngưỡng thờ Mẫu như đền Hồng Sơn, đền Trần Hưng Đạo... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên những hoạt động nhiều màu sắc, làm phong phú đời sống văn hóa đô thị Thành phố. Đây những hoạt động quan trọng để nâng cao vai trò quản lý nhà nước, cũng như trách nhiệm giữa hai lĩnh vực tôn giáo và văn hóa trên địa bàn trong bối cảnh tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đang phát triển mạnh mẽ như thời điểm này. Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của chính quyền các cấp, các loại hình tín ngưỡng phát triển khá phong phú đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển lành mạnh, được tổ chức hoạt động trên cơ sở chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đi kèm với những thay đổi tích cực đó cũng có nhiều hạn chế nhất định như Nguồn lực dành cho tu bổ, tôn tạo, phục dựng di tích từ công tác xã hội hóa rất lớn nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chưa có sự phối hợp, hướng dẫn giữa chính quyền địa phương với các nhà hảo tâm, dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng các công trình khi chưa có chủ trương và thiếu đi sự đồng thuận hoặc tu bổ di tích nhưng lại làm cho di tích bị biến dạng, vi phạm pháp luật về di sản văn hóa làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích. Đối với lĩnh vực tu bổ tôn tạo di tích tôn giáo có yếu tố Phật giáo tại các di tích đã được xếp hạng. Theo quy định việc tu bổ, tôn tạo phải thực hiện hiện theo các quy định của Luật Di sản. Tuy nhiên, hiện nay do một số ngôi chùa đã được xếp hạng di tích cũng chính là cơ sở tôn giáo có các sư trụ trì, quản lý, hương khói nên việc tu bổ, tôn tạo di tích chủ yếu do nhà chùa thực hiện một cách tự phát, không trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến di tích bị hủy hoại và thay đổi yếu tố gốc làm mất đi giá trị văn hóa, lịch sử vốn có của di tích.

Đối với các di tích tín ngưỡng, tôn giáo đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Đây là một loại hình di tích khá đặc biệt, vì bản chất đã bị hư hại gần như hoàn toàn, có di tích chỉ còn dấu tích hoặc bãi đất trống, chính vì vậy để quản lý, nhận diện các loại di tích này, thành phố đã phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND tỉnh đưa vào Quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di tích nhằm bảo vệ di tích lâu dài cũng như có cơ sở để phục hồi sau này. Tuy nhiên, trong công tác phục dựng di tích chùa còn có sự chống chéo giữa quy trình thủ tục liên quan đến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Luật di sản văn hóa, Luật xây dựng,.. chưa có sự thống nhất, dẫn đến nhiều di tích chùa phục hồi nhưng không có ý kiến tham mưu về mặt chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền về di sản văn hóa. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai cơ sở tôn giáo hiện nay trên địa bàn thành phố nhu cầu phục dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng rất lớn, số lượng di tích đã được xếp hạng nhiều, tuy nhiên phần lớn các di tích hiện nay, về quy trình thủ tục đất đai cấp sổ đỏ cho di tích còn gặp nhiều hạn chế.

Với thực trạng đó thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong lĩnh vực di tích như tăng cường phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, trong đó chú trọng đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo, hướng dẫn cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các quy trình thủ tục liên quan đến việc phục dựng các di tích tôn giáo tín ngưỡng nói chung và Chùa nói riêng đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đối với việc xây dựng và phục hồi di tích chùa được xác định có nguồn gốc đã được Nhà nước xếp hạng di tích và đưa vào danh mục kiểm kê để đảm bảo phù hợp với kiến trúc truyền thống, trong qua trình thẩm định và xin ý kiến góp ý về mặt chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao để đảm bảo tính truyền thống văn hóa và đảm bảo thuần phong mỹ tục. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm hại di tích, phục dựng, tu bổ di tích khi chưa có chủ trương của Chính quyền địa phương. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ quản lý về di sản, tôn giáo tín ngưỡng ở cấp cơ sở để nâng trình độ quản lý nhà nước về di sản văn hóa và công tác tôn giáo liên quan đến di tích. Phối hợp với cac Ngành triển khai quy trình quản lý đất đai, khoanh vùng bảo vệ đối với các di tích tín ngưỡng tôn giáo đã được xếp hạng và có trong danh mục kiểm kê để có phương hướng bảo vệ, phát huy lâu dài.Việc phục hồi, xây dựng chùa phải được có sự đồng ý của chính quyền, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Có sự đồng thuận giữa Phật tử và cộng đồng; không tự phát đòi đất, xây dựng chùa, tổ chức các hoạt động trái với quy định của Luật pháp, tư tưởng nhân văn của đạo Phật và truyền thống đoàn kết, hoà hợp của dân tộc.

 Với mong muốn có chung tay của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác tín ngưỡng, tôn giáo gắn với sự phát huy giá trị di sản văn hóa, sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, sẽ ngày càng củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố Vinh không ngừng phát triển, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.