TP Vinh: ​​​​​​​Kết quả 01 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và 02 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/Th.U về xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo

content:

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/ThU ngày 03/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh về xây dựng đô thị thông minh thành phố Vinh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, UBND Thành phố tổ chức sơ kết kết quả triển khai thực hiện như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

- Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/ThU ngày 03/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh về xây dựng đô thị thông minh thành phố Vinh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, Thành ủy, UBND Thành phố xây dựng và ban hành 05 Quyết định, 05 Kế hoạch[1]; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện.

- Trên cơ sở Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 694/KH-UBND về việc triển khai Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 09-NQ-TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025; hàng năm, UBND Thành phố đã xây dựng các Kế hoạch để chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện.

- Tại các phiên họp giao ban Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND Thành phố định kỳ, lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các phòng, đơn vị, phường xã triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết, Kế hoạch đã đề ra.  

- Trong thời gian qua, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung về xây dựng cơ sở pháp lý, chủ trương đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, tạo nền tảng cho xây dựng đô thị thông minh[2].

- Công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số được quan tâm thực hiện. UBND Thành phố đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết đến các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể từ Thành phố đến các phường, xã và gắn với sinh hoạt báo cáo viên của Thành phố.

- UBND Thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị, phường xã phối hợp tích cực, có hiệu quả với các cơ quan thông tin, truyền thông để tuyên truyền, giới thiệu, chuyển tải các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Thành ủy và chương trình, kế hoạch của Thành phố về xây dựng đô thị thông minh và công tác chuyển đổi số.

- Các phường, xã đã triển khai Nghị quyết bằng kế hoạch, quyết định, chủ trương đầu tư các công trình, hạng mục công trình hạ tầng, gắn với xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số. 

- Sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết và các Kế hoạch về xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số, nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đô thị thông minh và xu hướng phát triển thời đại của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức và nhân dân được nâng cao rõ nét.

- Các cơ quan truyền thông của Thành phố đã tập trung tuyên truyền các nội dung về xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số, đặc biệt là việc xử lý các phản ánh hiện trường của tổ chức, công dân trên ứng dụng VinhSmart. Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Văn hóa, Thể thao & Truyền thông Thành phố đã biên tập đăng phát 187 tin, 7 bài phóng sự, 18 văn bản tuyên truyền về xây dựng đô thị thông minh để đăng tải trên Đài Truyền thanh Truyền hình Thành phố, ứng dụng Vinhsmart, Cổng Thông tin điện tử Thành phố, Trang thông tin điện tử các phường, xã. Ngoài ra, Đài PTTH Tỉnh Nghệ An đã xây dựng 05 phóng sự chuyên đề; nhiều cơ quan thông tấn, báo chí TW, địa phương có các tin, bài viết về xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thành phố.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau hơn 01 năm qua, thành phố Vinh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn, cụ thể:

- Hoàn thành chuẩn hóa và bảo mật hệ thống mạng LAN tại trụ sở UBND thành phố Vinh, đáp ứng an toàn thông tin hệ thống cấp độ 2 theo quy định.

- Xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ thống giao ban điện tử trực tuyến kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương, Tỉnh, Thành phố đến các phường, xã.

- Hoàn thành đầu tư nâng cấp Cổng thông tin điện tử Thành phố và xây dựng trang thông tin điện tử các phường, xã tích hợp trên Cổng thông tin điện tử TP. 

- Triển khai ứng dụng ký số điện tử và phát hành văn bản ký số điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng từ Thành phố đến phường xã. Đã cấp 325 chữ ký số Token cho tổ chức và cá nhân; 06 Sim KPI ký số cho cá nhân.

- Triển khai ứng dụng hệ thống giám sát, cảnh báo, rà quét lỗ hổng, mã độc tập trung Bkav Endpoint (600 bản).

- Triển khai xây dựng 02 phường, xã thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã: Phường Hà Huy Tập và xã Nghi Liên.

- 100% phường, xã và khối, xóm có thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. Đến nay toàn thành phố có 349 tổ công nghệ số cộng đồng với 2.650 thành viên (cấp phường, xã có 25 tổ với 279 thành viên; 324/324 khối, xóm với 2.371 thành viên); tổ chức 06 lớp tập huấn công nghệ số cho hơn 2000 lượt cán bộ, công chức thành phố, phường, xã và tổ công nghệ số khối, xóm. 100% các khối, xóm trên toàn Thành phố có điểm truy cập mạng Internet công cộng.

Triển khai các dịch vụ kết nối đến Trung tâm điều hành thông minh

Trong 02 năm qua, UBND Thành phố đã tập trung triển khai xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phần mềm dịch vụ kết nối theo kế hoạch, cụ thể:

+ Hạ tầng phần cứng:

- Hoàn thành xây dựng Trung tâm giám sát điều hành ĐTTM nằm trong khuôn viên của UBND thành phố, bao gồm các trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư hơn 900 triệu đồng.

- Tiếp nhận tài trợ từ Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội - Viettel các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (khoảng 03 tỷ đồng),

- Hoàn thành lắp đặt Hệ thống Smart Light (hệ thống chiếu sáng thông minh) thí điểm trên tuyến đường Lê Lợi (kinh phí hơn 400 triệu đồng), đã vận hành chạy thử bước đầu đánh giá có hiệu quả tích cực.

+ Hệ thống phần mềm tích hợp:

- Hệ thống phần mềm nền tảng tích hợp tại Trung tâm giám sát điều hành thông minh phiên bản 1.0 với 09 phân hệ bao gồm: Trục IOC, phản ánh hiện trường, camera giám sát an ninh, camera giám sát giao thông, phần mềm giám sát thông tin trên môi trường mạng (Reputa), hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC), tích hợp cơ sở dữ liệu: y tế, giáo dục, chỉ số kinh tế xã hội.

- Tích hợp hệ thống VMS quản lý tập trung 32 camera tại các vị trí trọng điểm của Thành phố.

- Hệ thống xử lý phản ánh hiện trường phân hệ website và ứng dụng “VinhSmart” cho các thiết bị di động sử dụng trên cả 2 nền tảng hệ điều hành IOS và Android; cấp 915 tài khoản cán bộ cho 54 đơn vị trên toàn thành phố và tổ chức tập huấn cho toàn thể lãnh đạo, cán bộ đầu mối của các phòng, ban, ngành, đơn vị, cơ quan về nghiệp vụ xử lý phản ánh hiện trường của công dân, doanh nghiệp.

- Hệ thống khung báo cáo kinh tế - xã hội, bước đầu phục vụ giám sát và điều hành chỉ tiêu số liệu báo cáo, thống kê. Tuy nhiên các số liệu chưa được cập nhật thường xuyên.

- Ngoài ra, phối hợp với IOC Nghệ An tích hợp các hệ thống giám sát đã có cơ sở dữ liệu dùng chung, như: Hệ thống quản lý văn bản điều hành (VNPT-Ioffice); Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (VNPT-IGate); hệ thống thư điện tử công vụ,…

+ Xây dựng chính quyền số: Nâng cấp cổng thông tin điện tử Thành phố và xây dựng Trang thông tin điện tử phường, xã; phòng họp không giấy tờ (I-Cabinet); hệ thống giám sát DVC một cửa từ Thành phố đến các phường xã; hệ thống đài truyền thanh không dây ứng dụng công nghệ thông tin...

- UBND Thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện các Kế hoạch, nội dung xây dựng chính quyền số, như: Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 28/02/2020 về xây dựng chính quyền điện tử thành phố Vinh giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 10/02/2022 về việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Vinh năm 2022; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 7/3/2023 về chuyển đổi số thành phố Vinh năm 2023; Công văn số 663/UBND-VHTT ngày 20/2/2023 chỉ đạo UBND các phường, xã triển khai xây dựng Tổ công nghệ số tại cộng đồng. Công văn số 1746/UBND-VHTT ngày 07/4/2023 về chủ trương triển khai lắp đặt hệ thống các điểm truy cập Internet công cộng trên địa bàn thành phố Vinh.

- UBND Thành phố quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, từng bước xây dựng chính quyền số:

+ Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố Vinh là đầu mối giám sát, điều hành toàn bộ các hoạt động của Thành phố thông qua việc thu thập, phân tích chuẩn hoá dữ liệu các lĩnh vực trên môi trường điện tử; là kênh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân trên các lĩnh vực. Tất cả các ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân đều được Thành phố xác minh làm rõ, tập trung xử lý ngay.

+ Hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT-Ioffice kết nối liên thông 4 cấp từ TW đến phường, xã; 100% các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội được cấp tài khoản sử dụng hệ thống quản lý văn bản điện tử và kết nối liên thông; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan đạt 95.32%; 100% cán bộ, công chức được sử dụng phần mềm để gửi, nhận văn bản điện tử; 82,35% văn bản đi được ký số (số liệu tính từ 01/11/2021-01/8/2023).

+ Hệ thống mạng LAN nội bộ và đường truyền Internet đảm bảo tốc độ từ 30Mb trở lên kết nối thông suốt phục vụ công tác tại các cơ quan, đơn vị.

+ Đầu tư lắp đặt hệ thống giao ban trực tuyến từ Thành phố đến phường xã nhằm giảm bớt các hội nghị tập trung.

+ Đầu tư nâng cấp Cổng thông tin điện tử Thành phố và xây dựng Trang thông tin điện tử các phường xã liên thông với Cổng thông tin điện tử tỉnh.

+ Thành phố đã hoàn thành việc chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan Chính quyền Thành phố. Trong năm 2022 triển khai thực hiện tại 25 phường xã.

- Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả đối với 245 TTHC, trong đó, 39 TTHC mức độ 1,2 (tỷ lệ 15,9%); 102 TTHC mức độ 3 (tỷ lệ 41,6%); 104 TTHC mức độ 4 (tỷ lệ 42,5%). Từ năm 2021 đến nay, UBND Thành phố tiếp nhận 1.388 hồ sơ TTHC trực tuyến mức độ 3 của tổ chức, công dân (Số lượng này chưa đạt hiệu quả như mong muốn).

- Hiện nay, cơ bản cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố đều được trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công việc cơ bản đảm bảo. Năm 2021 và 2022, Ngân sách Thành phố thực hiện đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan, đơn vị, phường, xã với tổng số tiền ước đạt 27,2 tỷ đồng.

+ Xây dựng và số hóa cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung, hệ thống dữ liệu chuyên ngành trọng điểm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp (về quản trị nhân lực, dân cư, đất đai, quy hoạch, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, dịch vụ an sinh xã hội…); hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh và các hạ tầng kết nối cho phép tích hợp, chia sẻ với các cấp, ngành và lĩnh vực khi được yêu cầu.

UBND thành phố Vinh đã tập trung xây dựng các hệ thống thông tin dùng chung từ Thành phố đến phường, xã và tổ chức, công dân gồm:

* Hệ thống xử lý phản ánh hiện trường:

- Số lượt tải ứng dụng (Vinh Smart): 12.839 lượt tải. Số lượng tài khoản công dân đăng ký sử dụng app: 3.357 tài khoản. Số lượng phản ánh của công dân: 424 phản ánh. Đã xử lý 90% phản ánh tổ chức, công dân gửi lên hệ thống, còn 10% đang xử lý. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về kết quả xử lý:  619 lượt đánh giá, trong đó: hài lòng 470 lượt (76%), chấp nhận 77 lượt (12%) và không hài lòng 72 lượt (12%).

- Ngoài chức năng chính là tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường, ứng dụng Vinh Smart còn tích hợp thêm nhiều tiện ích khác như:

+ Thông tin từ chính quyền: cung cấp kịp thời các thông tin quan trọng từ chính quyền đến người dân, hiện đã thực hiện đăng tải tổng 166 thông báo.

+ Bản đồ tiện ích: cung cấp bản đồ các vị trí có phản ánh hiện trường, thông tin tên, địa chỉ, số điện thoại, email, website, hình ảnh...hàng ngàn địa điểm quan trọng trên địa bàn thành phố, phục vụ việc tìm kiếm, tra cứu dễ dàng và dẫn đường trên bản đồ cho người dân và khách du lịch.

+ Tích hợp camera trực tuyến, gửi thông tin hỗ trợ ứng cứu khẩn cấp, tra cứu thông tin cổng dịch vụ công, tra cứu bảo hiểm, mã số thuế, thông tin khai báo y tế, sổ sức khỏe điện tử, cổng tiêm chủng vắc xin Covid-19, thông tin giáo dục...

* Hệ thống camera giám sát giao thông

Triển khai 02 camera khai thí điểm tại 02 điểm ngã tư, với các chức năng: giám sát phương tiện giao thông (tự động phát hiện các lỗi vi phạm giao thông tại ngã tư). Tổng số lỗi được hệ thống ghi nhận tại 02 điểm giám sát phương tiện giao thông sau 01 năm vận hành thí điểm khoảng 360.000 lỗi (trung bình mỗi tuần có khoảng 6200 lỗi vi phạm các loại). Công an Thành phố đã thí điểm xử phạt nguội 10 trường hợp, số tiền nộp ngân sách 65 triệu đồng, số còn lại chưa xử phạt do Công an Thành phố chưa thống nhất được quy trình xử lý vi phạm qua hình ảnh.

c) Hệ thống Camera giám sát an ninh

- Camera tầm cao: được cấu hình tự động quay quét 360 độ, cho phép quan sát tổng thể các khu vực xung quanh quảng trường Hồ Chí Minh trong vòng bán kính 2-4km, quan sát chi tiết trong vòng bán kính 300m.

- Hệ thống camera an ninh VMS: tích hợp 32 camera an ninh phường xã có sẵn của Thành phố, cho phép theo dõi quản lý tập trung tại IOC và tích hợp lên ứng dụng Vinh Smart để công dân có thể theo dõi được.

- Chưa tích hợp các tính năng AI như nhận diện khuôn mặt, phát hiện đám đông cho các camera an ninh.

* Hệ thống  giám sát thông tin báo chí trên môi trường mạng: Reputa

- Cung cấp dịch vụ giám sát thông tin liên quan đến Thành phố Vinh trên môi trường mạng với 16 chủ đề chính về các lĩnh vực an ninh - trật tự, kinh tế - xã hội, tích hợp về trung tâm IOC để theo dõi giám sát. Trung bình mỗi tháng hệ thống ghi nhận gần 3500 tin bài từ các trang báo chí, tin tức trong cả nước, 6000 tin bài từ các mạng xã hội, 1500 tin bài từ các nguồn khác (diễn đàn, blog & website...) có liên quan đến Thành phố Vinh theo bộ lọc từ khóa phù hợp.

- Thông tin được hệ thống đánh giá phân loại và gán sắc thái tích cực, tiêu cực hay trung lập, được theo dõi theo từng nhóm chủ đề cụ thể theo mong muốn của người sử dụng, cho phép phân loại thông tin theo xu hướng, theo nội sắc thái nội dung... những vấn đề nóng, nhạy cảm đang lan truyền trên mạng được cảnh báo kịp thời để xử lý.

* Hệ thống giám sát bảo mật, an toàn thông tin

- Đã triển khai 02 dịch vụ cơ bản: EDR (giám sát bảo mật máy tính người dùng) và NSM (giám sát bảo mật cho hệ thống mạng LAN). Do hệ thống này đang thí điểm ở phạm vi hẹp trong nội bộ trụ sở UBND Thành phố hệ thống SOC chưa phát huy được hiệu quả.

* Các hệ thống tích hợp khác

- Tích hợp dữ liệu ngành giáo dục: Tích hợp Portal Phòng GĐ-ĐT và CSDL giáo dục thành phố vinh về IOC và ứng dụng VinhSmart, các thông tin bao gồm: thống kê mô hình tổ chức trường lớp, thống kê số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên, loại hình hợp đồng, thống kê về học sinh, phổ điểm...theo năm học.

- Tích hợp dữ liệu ngành y tế: Tích hợp CSDL y tế, tiêm chủng, nhà thuốc và hồ sơ sức khỏe; Sổ sức khỏe điện tử, Công thông tin tiêm chủng Covid-19, Khai báo y tế trực tuyến về Trung tâm IOC và ứng dụng VinhSmart, hỗ trợ công dân tra cứu thuận tiện.

+ Nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống mạng LAN, WAN quản trị tập trung của Thành phố nhằm đảm bảo an toàn thông tin kết nối từ Thành phố đến các đơn vị và phường xã. Rà soát, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường truyền mạng tốc độ cao, đảm bảo kết nối thông tin dữ liệu thông suốt từ Thành phố đến phường, xã và ngược lại gắn với tích hợp các ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử.

Đã hoàn thành chuẩn hóa hệ thống mạng LAN tại trụ sở Cơ quan UBND Thành phố (năm 2021) với tổng mức đầu tư 900 triệu đồng, đảm bảo đồng bộ, bảo mật và an toàn thông tin. Ban hành Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 11/01/2023 v/v Ban hành Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố Vinh.

Hiện nay, Thành phố đang tiếp tục triển khai Dự án chuẩn hóa hệ thống mạng LAN tại trụ sở UBND các phường, xã, quản trị tập trung hệ thống mạng từ Thành phố đến các phường, xã. Đây là 01 trong 03 hạng mục thuộc dự án xây dựng đô thị thông minh (giai đoạn 1) được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 (Ban Quản lý dự án Thành phố đang tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định).

Triển khai đường truyền số liệu chuyên dụng (WAN) từ Thành phố đến phường, xã tốc độ 100Mb phục vụ các Hội nghị truyền hình trực tuyến liên thông 4 cấp từ Trung ương đến phường, xã và ngược lại. Ngoài ra, 100% cơ quan nhà nước từ Thành phố đến phường, xã đảm bảo đường truyền Internet tốc độ tối thiểu 30Mb (riêng trụ sở UBND Thành phố tốc độ đường truyền Internet đạt 110Mb).

+ Xây dựng hệ thống mạng wifi ở các địa điểm công cộng như: Phố đi bộ, nhà ga, bến xe, công viên, quảng trường, địa điểm du lịch...

- UBND Thành phố đã xây dựng hệ thống mạng wifi công cộng tại phố đi bộ; Trụ sở UBND Thành phố, trụ sở tiếp công dân, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- 100% khối, xóm trên địa bàn đã có điểm truy cập Internet bằng hệ thống wifi công cộng (triển khai bằng hình thức xã hội hóa).

Ngoài ra, hệ thống mạng wifi công cộng tại các Trung tâm thương mại, ga tàu, bến xe, quảng trường, cảng hàng không, ngân hàng, bưu điện, khách sạn và các cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn đáp ứng cơ bản nhu cầu truy cập của tổ chức, công dân và khách du lịch.

+ Huy động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển mạng công nghệ 5G phủ sóng trên địa bàn Thành phố và ứng dụng hiệu quả vào các mặt của đời sống nhân dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

UBND Thành phố đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Viettel, VNPT, FPT, Mobilephone… nhằm kêu gọi thí điểm phát triển mạng công nghệ 5G; Hiện nay, Viettel Nghệ An đã được UBND tỉnh cho phép thí điểm mạng 5G trên địa bàn thành phố Vinh, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, do dự án đang trong giai đoạn thí điểm và các chi phí về hạ tầng, dịch vụ lớn, phải cắm thêm nhiều trạm thu phát song thông tin di động (tram BTS); thiết bị đầu cuối của tổ chức, công dân chưa sẵn sàng đáp ứng nên tính ứng dụng thực tiễn chưa đạt như mong muốn. Thời gian tới UBND Thành phố dự kiến quy hoạch đồng bộ hạ tầng trạm phát sóng thông tin di động (trạm BTS) tạo tiền đề và động lực cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển mạng thông tin di động trên địa bàn.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ và thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng đô thị thông minh (tuyển dụng, đào tạo, tập huấn...).

- UBND Thành phố đã thành lập Tổ công tác trực giám sát, quản lý vận hành Trung tâm điều hành Đô thị thông minh gồm 05 thành viên, đảm bảo bộ máy nhân sự phục vụ các hoạt động của Trung tâm.

- Trong thời gian diễn ra Dịch Covid-19, UBND Thành phố điều động biệt phái bổ sung 01 cán bộ thuộc Trung tâm VHTTTT phụ trách công tác truyền thông phòng chống Covid-19 và điều phối xử lý các phản ánh hiện trường của công dân, góp phần tuyên truyền hiệu quả, kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng chống dịch đến người dân trên địa bàn.

- Hiện nay, Thành phố đã tuyển dụng được 02 cán bộ (tỉnh cho chủ trương 03 cán bộ) chuyên môn công nghệ thông tin (bên chế thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông), trực vận hành các hợp phần hệ thống tại Trung tâm, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn.

- UBND thành phố Vinh đã phối hợp Viettel Nghệ An tổ chức tập huấn vận hành ứng dụng các hệ thống thông tin cho toàn thể Lãnh đạo, cán bộ đầu mối của các phòng, ban, ngành, đơn vị Thành phố và UBND các phường, xã, nhất là đội ngũ cán bộ trực vận hành, xử lý.

- Phối hợp Văn phòng Thành ủy tổ chức hướng dẫn, giới thiệu các phần mềm hệ thống và cài đặt ứng dụng Vinh Smart cho toàn thể cán bộ, công chức Cơ quan Thành ủy và các tổ chức đoàn thể.

Ngoài ra, tổ chức các lớp tập huấn cho UBND các phường, xã đăng ký như: Hồng Sơn, Trung Đô, Quang Trung, Nghi Kim…; thường xuyên tiếp nhận những ý kiến góp ý, trao đổi về khó khăn vướng mắc khi sử dụng ứng dụng của cán bộ, công chức các phòng, đơn vị, phường, xã đồng thời hướng dẫn, xử lý kịp thời.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

* Ưu điểm

Xác định nhiệm vụ chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông mình là 1 trong 3 khâu đột phá quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Vinh nhiệm kỳ 2021-2025. Do vậy, UBND Thành phố đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước xây dựng đô thị thông minh và đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể: Hàng năm, xây dựng các kế hoạch về triển khai chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, từ đó phục vụ tốt hơn công tác chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng chính quyền điện tử được quan tâm chỉ đạo thực hiện như: 100% cán bộ, công chức sử dụng hệ thống quản lý văn bản; hơn 90% văn bản được ký số điện tử[3]; đầu tư hệ thống họp giao ban trực tuyến liên thông 4 cấp hiện đại; nâng cấp Cổng thông tin điện tử Thành phố và xây dựng Trang thông tin điện tử các phường xã; Triển khai ứng dụng Vinh Smart nhằm tăng tương tác giữa chính quyền Thành phố với tổ chức, công dân; xây dựng các Tổ công nghệ số tại cộng đồng ở phường, xã và khối, xóm; 100% khối, xóm trên địa bàn hoàn thành lắp đặt các điểm truy cập Internet wifi công cộng.…, Thành phố Vinh liên tục là đơn vị dẫn đầu cấp huyện về xếp hạng chỉ số năng lực chuyển đổi số.

* Hạn chế

- Công tác truyền thông về mô hình đô thị thông minh, truyền thông các hoạt động, tiện ích của hệ thống đến người dân còn hạn chế. Vì vậy tương tác của người dân với chính quyền để giải quyết các vấn đề xã hội còn chưa nhiều.

- Hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) chỉ triển khai dùng thử ở diện hẹp, chưa phát huy được hiệu quả, mặt khác thời điểm này IOC của UBND tỉnh cũng đang triển khai dùng thử hệ thống SOC và dự kiến sẽ triển khai đồng bộ cho toàn tỉnh bao gồm cơ quan chính quyền các cấp trong đó có thành phố Vinh.

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp và chia sẻ các dữ liệu dùng chung giữa các cấp, ngành, đơn vị còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ. Các dữ liệu đang trong giai đoạn thí điểm chỉ tổng hợp được trong thời gian ngắn, chưa chi tiết nên chưa đủ cơ sở để ứng dụng các công nghệ mới như Big Data, AI,… để phân tích và đưa ra dự đoán xu hướng biến động hoặc hỗ trợ lãnh đạo Thành phố ra quyết định

- Mặc dù thấy được hiệu quả to lớn mang lại từ việc giám sát, phát hiện bởi các hệ thống thiết bị và phần mềm thông minh nhưng do các hợp phần dự án đang trong giai đoạn thí điểm; chưa có quy định, chế tài và thủ tục pháp lỹ rõ ràng nên việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong  việc thực thi nhiệm vụ, công vụ được ghi nhận, phát hiện qua Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh chưa kịp thời, thiếu tính quyết liệt và tự giác[4].

- Nguồn ngân sách đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh còn rất thấp (~27,2 tỷ/1700 tỷ chi đầu tư phát triển (2022), chiếm khoảng 1,58%).

* Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Việc xây dựng, số hóa dữ liệu, chia sẻ dữ liệu dùng chung còn một số vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách, thẩm quyền… chưa được giải quyết.

- Hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông chưa đồng bộ.

- Thành phố Vinh là đơn vị thí điểm xây dựng mô hình đô thị thông minh theo Đề án và chỉ đạo của Tỉnh; hiện nay UBND tỉnh Nghệ An chưa có hình mẫu chuẩn nên ảnh hưởng đến việc triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Các dịch vụ kết nối liên thông với IOC tỉnh chưa thực hiện.

Nguyên nhân chủ quan:

- Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, dẫn đến trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu giải pháp cụ thể, thiếu kiểm tra, giám sát.

- Năng lực, trình độ ứng dụng CNTT của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang còn hạn chế. Ý thức tự rèn luyện, tự học tập, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa cao.

- Việc bố trí các nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các hợp phần dự án xây dựng đô thị thông minh còn thấp, chưa kịp thời.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRONG THỜI GIAN TỚI

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy Nghệ An và Nghị quyết số 04-NQ/ThU ngày 03/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, trong những năm tới, Thành phố cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 04-NQ/ThU ngày 03/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố gắn với Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy Nghệ An các kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025; kế hoạch xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch chuyển đổi số hàng năm và giai đoạn 2023-2025.

2. Tập trung xây dựng hoàn thiện các văn bản quy định và cơ chế hỗ trợ để đưa vào vận hành chính thức các hợp phần giám sát điều hành đô thị thông minh phát huy hiệu quả như: Hệ thống phản ánh hiện trường Vinh Smart; Camera giám sát an toàn giao thông; Camera giám sát An ninh trật tự; ... Có kế hoạch cụ thể để số hóa dữ liệu trên địa bàn để quản lý và sử dụng trên môi trường điện tử nhằm phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

3. Tập trung bố trí nguồn lực tiếp tục triển khai các hợp phần dự án theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 15/2/2021 của UBND Thành phố Vinh. Huy động xã hội hóa hạ tầng CNTT và dịch vụ viễn thông để phục vụ cho công tác chuyển đổi số gắn với xây dựng đô thị thông minh đạt hiệu quả tốt.

4. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị quán triệt cán bộ, công chức tham gia ứng dụng vận hành và xử lý hồ sơ công việc trên các hệ thống nền tảng số hóa, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng Vinh Smart, gắn với việc tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước cho nhân dân; tăng cường tương tác giữa công dân với chính quyền.

5. Tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ, từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông làm nền tảng phục vụ xây dựng chính quyền số, xã hội số và phát triển kinh tế số; đồng bộ các dịch vụ đô thị thông minh, tạo môi trường tốt nhằm khuyến khích thu hút đầu tư cho Thành phố.

6. Xây dựng dự toán kinh phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin từ nguồn ngân sách thường xuyên trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo duy trì hoạt động các hệ thống giám sát điều hành tại IOC Vinh. Bố trí chế độ hỗ trợ cho cán bộ phụ trách công tác chuyển đổi số ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc và cán bộ chuyên trách tại Trung tâm điều hành đô thị thông minh Thành phố.

Hồ Kiên - Phòng VHTT

[1] - Quyết định số 102-QĐ/Th.U ngày 31/12/2020 của Thành ủy Vinh v/v thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh thành phố Vinh; Quyết định số 638-QĐ-Th.U ngày 24/8/2023 v/v kiện toàn và đổi tên thành Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Vinh.

- Quyết định số 1113/QĐ-UBND của UBND Thành phố v/v thành lập Tổ công tác triển khai thí điểm xây dựng Đô thị thông minh TP. Vinh;

- Quyết định số 2553/QĐ-UBND v/v thành lập Tổ vận hành Trung tâm điều hành ĐTTM;

- Các Quyết định số 2561, 2562 về quy chế hoạt động và quy chế quản lý vận hành Trung tâm IOC Vinh;

- Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 15/3/2021 về triển khai thí điểm xây dựng đô thị thông minh thành phố Vinh giai đoạn 2021-2025;

 - Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 10/02/2022 về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Vinh;

- Kế hoạch số 134-KH/TH.U ngày 6/2/2023 của Thành ủy Vinh về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Tỉnh ủy;

- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 4/3/2023 về chuyển đổi số thành phố Vinh giai đoạn 2023-2025;

- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 7/3/2023 về chuyển đổi số thành phố Vinh năm 2023.

[2] - Hoàn thành đầu tư nâng cấp Cổng thông tin điện tử Thành phố, xây dựng giao diện tiếng Anh và Xây dựng Trang thông tin điện tử các phường, xã (Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 17/1/2021).

- Thành lập Tổ công tác triển khai thí điểm xây dựng Đô thị thông minh thành phố Vinh (Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 09/3/2021);

- Chủ trương để Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tư vấn thực hiện thí điểm xây dựng đô thị thông minh thành phố Vinh (Công văn số 1443/UBND-VHTT ngày 22/3/2021);

- Chủ trương thí điểm giải pháp hệ thống truyền thanh thông minh tại phường Bến Thủy (Công văn số 6907/UBND-VHTT)

- Thành lập Tổ công tác vận hành thí điểm Trung tâm điều hành Đô thị thông minh (Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 14/5/2021).

- Ban hành quy chế tạm thời quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống giám sát điều hành đô thị thông minh thành phố Vinh (Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 17/5/2021);

- Ban hành quy định tạm thời tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của tổ chức, công dân qua ứng dụng Vinh trực tuyến (Vinh Smart) (Quyết định số 2562/QĐ-UBND ngày 17/05/2021).

- Hoàn thành đầu tư xây dựng Hệ thống giao ban điện tử trực tuyến từ Thành phố đến phường, xã.

- Chủ trương đầu tư dự án xây dựng đô thị thông minh (giai đoạn 1) (Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 20/5/2022).

- Chủ trương triển khai lắp đặt điểm truy cập wifi công cộng bằng hình thức xã hội hóa.

- Hoàn thành xây dựng Tổ công nghệ số cộng đồng ở phường, xã và các khối, xóm trên địa bàn.

[3] So với trước khi ban hành Nghị quyết (năm 2020 trở về trước):  Tỷ lệ ký số điện tử là 0%; tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng hệ thống quản lý văn bản là 67%.

[4] Hệ thống phản ánh hiện trường VINH SMART ghi nhận hơn 600 ý kiến phản ánh của công dân đã được xử lý. Hệ thống camera giám sát vi phạm an toàn giao thông phát hiện bình quân 300 lỗi vi phạm/ngày; Công an Thành phố đã thí điểm xử lý 10 trường hợp, số tiền 65 triệu đồng. Hệ thống camera giám sát an ninh trật tự chưa được cài đặt phần mềm nhận dạng khuôn mặt Al nhưng đã góp phần phát hiện những vi phạm như: Đỗ xe; xả rác thải trái quy định...