Nghệ An quy hoạch Nghi Lộc trở thành vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị Vinh

Nghệ An quy hoạch Nghi Lộc trở thành vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị Vinh
content:

Phạm Bằng • Baonghean.vn - Xuất bản: 30/08/2024 12:01

Đây là nội dung quan trọng trong Dự thảo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh thống nhất thông qua.

Phát triển trở thành vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị Vinh

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Lộc được lập quy hoạch trên toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Quán Hành và 28 xã với diện tích 34.601 ha.

3(1).jpg
Huyện Nghi Lộc nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Vinh, là trung tâm của Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

Nghi Lộc nằm trong khu vực đô thị hóa mạnh mẽ của tỉnh khi có vị trí địa lý giáp thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Theo Quyết định số 827 ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, không gian đô thị Vinh sẽ mở rộng ra một số vùng của huyện Nghi Lộc.

Đến giai đoạn 2030 - 2050, khi các đô thị này phát triển mạnh mẽ, sẽ gây ra áp lực về dân số, hạ tầng, đất đai..., huyện Nghi Lộc sẽ là khu vực bị ảnh hưởng và có vai trò giảm tải các áp lực cho 2 đô thị trên. Vì vậy, quá trình đô thị hóa của huyện Nghi Lộc là một xu thế tất yếu.

Theo đồ án quy hoạch, trong tầm nhìn phát triển vùng, đến năm 2030, Nghi Lộc phát triển trở thành vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị Vinh; có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho thành phố Vinh, Cửa Lò và các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam.

Trên cơ sở đó, huyện Nghi Lộc sẽ phát triển dựa trên 3 trụ cột chính, gồm: công nghiệp - đô thị; dịch vụ - du lịch; nông nghiệp - nông thôn.

2(1).jpg
Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng của huyện Nghi Lộc. Ảnh: Phạm Bằng

Quy hoạch cũng định hướng hình thành 3 động lực để phát triển kinh tế cho huyện Nghi Lộc, gồm: Hình thành các trung tâm du lịch, dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật khung cấp huyện cho vùng phía Tây. Tạo sự kết nối hạ tầng và phát triển cân bằng trên toàn huyện.

Hình thành khu lâm nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp các cụm công nghiệp tạo động lực phát triển, thu hút lao động cho vùng phía Tây.

Phát triển công nghiệp - logistic - cảng biển có kiểm soát về môi trường. Lồng ghép sự phát triển hạ tầng - kinh tế với Khu kinh tế Đông Nam.

5 trục động lực, 3 vùng đô thị hoá

Theo quy hoạch, huyện Nghi Lộc được xác định 5 trục động lực phát triển: Trục Bắc Nam bao gồm: Cao tốc phía Đông, Quốc lộ 1, đường bộ ven biển. Trục Đông Tây bao gồm: Quốc lộ 7C, trục quy hoạch kết nối Cửa Lò - Đô Lương. Bên cạnh đó, xác định 3 vùng đô thị hoá: Vùng đô thị Quán Hành, vùng đô thị Chợ Thượng, vùng đô thị Khánh Hợp.

mô hình phát triển không gian vùng
Mô hình phát triển không gian vùng của huyện Nghi Lộc. Ảnh: Phạm Bằng

Trong định hướng phát triển không gian vùng huyện, Nghi Lộc được phân theo 2 vùng phát triển. Phân vùng 1 (vùng Tây Bắc) có diện tích 263,09km2, thuộc Khu kinh tế Nghệ An, gồm 18 xã: Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Hoa, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hưng, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Long.

Đây là phân vùng tổng hợp, gắn liền với định hướng phát triển của các khu chức năng trong khu kinh tế Đông Nam, phát triển công nghiệp, cảng biển - logistics, dịch vụ và du lịch; công nghiệp chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng.

Vùng Tây Bắc sẽ hình thành với các khu chức năng chính bao gồm: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp các xã ven biển; Du lịch sinh thái kết hợp nông lâm nghiệp - nông thôn khu vực phía Tây; Phát triển hệ thống cảng biển; Phát triển công nghiệp – logistic tại các khu công nghiệp, khu hậu cần cảng.

sơ đồ phân vùng phát triển huyện Nghi Lộc
Sơ đồ phân vùng phát triển huyện Nghi Lộc. Ảnh: Phạm Bằng

Hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn tại các khu vực đô thị và khu du lịch; Bảo tồn và phát triển rừng, hình thành vùng cây công nghiệp kết hợp với xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển trang trại chăn nuôi, tạo ra vùng sinh thái bền vững cho sự phát triển của huyện; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Phân vùng 2 (vùng phía Nam), có diện tích 82,92km2, bao gồm thị trấn Quán Hành và 10 xã: Nghi Vạn, Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Phong, Nghi Xuân, Nghi Thái, Phúc Thọ, Khánh Hợp.

Đây là phân vùng thuộc khu vực quy hoạch thành phố Vinh với vai trò là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế tổng hợp, vùng đệm sinh thái, vùng dự trữ phát triển của hệ thống đô thị Vinh – Cửa Lò - Quán Hành.

Vùng phía Nam sẽ phát triển hệ thống các khu nhà ở sinh thái nhà vườn đô thị; Hình thành các điểm thương mại, dịch vụ lớn cấp vùng tại các khu vực phát triển đô thị; Hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Nghi Vạn, Nghi Trường.

Đối với những đoạn đi qua huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, đơn vị thi công đã làm kè chắn sóng chống sạt lở. Ảnh: Xuân Hoàng
Đường bộ ven biển được xác định là 1 trong 5 trục động lực phát triển của huyện Nghi Lộc. Ảnh: Xuân Hoàng

Trong định hướng không gian phát triển đô thị, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài các thị trấn Quán Hành, thị trấn Chợ Thượng (Nghi Mỹ), đô thị Khánh Hợp, sẽ quy hoạch xây dựng các khu vực phát triển đô thị Nghi Yên, Nghi Tiến, khu đô thị công nghiệp dịch vụ Nam Cấm theo định hướng quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam.

Trong đó, thị trấn Quán Hành được xây dựng với các chức năng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của huyện, là đô thị vệ tinh, cực tăng trưởng phía Bắc của thành phố Vinh.

Đô thị chợ Thượng (Nghi Mỹ) được xây dựng là thị trấn trung tâm văn hóa - xã hội, dịch vụ thương mại, kinh tế khu vực phía Tây của huyện Nghi Lộc. Đô thị Khánh Hợp là trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới khu vực phía Đông của huyện Nghi Lộc.

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

content:

Thời tiết