Công nghiệp - dịch vụ của thành phố Vinh giữ mức tăng ổn định

Công nghiệp - dịch vụ của thành phố Vinh giữ mức tăng ổn định
content:

Theo đánh giá, công nghiệp dịch vụ năm 2024 của thành phố Vinh giữ được mức tăng ổn định, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là một trong những mũi nhọn chủ lực để đưa kinh tế thành phố ngày càng tăng trưởng mang tính bền vững.

Theo báo cáo của thành phố Vinh, hiện thành phố có 2.330 cơ sở sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho 26.411 lao động. Trong đó, khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất: 87,94% trong giá trị sản xuất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,01%.

sn-pham-nc-i-on-kiem-ong-chai-mang-thng-hie.u-imizu..jpeg
Sản xuất nước tinh khiết ở Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Ảnh: Trân Châu

Những năm gần đây, thành phố không có chủ trương thu hút đầu tư công nghiệp vào địa bàn, các nhà máy cơ sở sản xuất đã nỗ lực tìm kiếm thị trường, duy trì sản xuất, tìm kiếm khách hàng, giảm chi phí sản xuất. Nhờ đó, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn giữ vững ổn định, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Phân theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực, chiếm 91,9% trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024. Những sản phẩm tăng so với cùng kỳ gồm: Vỏ bao: 39,5 triệu chiếc, tăng 10,94%; bánh mứt kẹo: 287 tấn, tăng 11,24%; Giấy bìa 3,12 nghìn tấn, tăng 11,51%; Thức ăn gia súc: 29,9 nghìn tấn, tăng 8,07%, Thùng carton 8,9 triệu chiếc, tăng 11,09%,...

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 5,65% trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024. Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ: Điện thương phẩm tăng 14%; nước, nước đá tăng 9,26%.

Hiện nay do ảnh hưởng của xuất khẩu giảm, lượng hàng tồn kho lớn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ chậm, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ nên một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng thấp, nhưng nhìn chung vẫn giữ được tăng trưởng so với cùng kỳ.

Về dịch vụ, thương mại - du lịch: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 35.129 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 10,03% so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên thị trường đạt 40.050 tỷ đồng, tăng 15,25% so với cùng kỳ.

img_9819.jpeg
Siêu thị Lotte ở địa bàn thành phố cung cấp đa dạng các mặt hàng. Ảnh: Trân Châu.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố diễn ra khá sôi động, hệ thống bán buôn, bán lẻ ngày càng mở rộng, các cơ sở kinh doanh thương mại không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều trung tâm thương mại của các nhà bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước như: MM Market; Big C; Lotte Mart; Winmart,... đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người dân và du khách.

img_2294.jpeg
Thành phố Vinh trong những ngày lễ hội tấp nập du khách. Ảnh: Công Sáng

Thương mại điện tử có bước phát triển, trong đó, bước đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại. Hoạt động của các mô hình Phố đêm, Phố đi bộ, Phố ẩm thực góp phần tạo điều kiện kích hoạt phát triển kinh tế gắn với chỉnh trang đô thị.

Trân Châu- baonghean.vn

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

content:

Thời tiết