Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 gồm 11 chương, 141 điều (tăng 2 chương và 16 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành).
Công tác xây dựng Luật có ba mục tiêu cụ thể. Đó là:
Bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp; thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan;
Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn;
Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH.
Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có 14 điểm mới trọng tâm sau đây:
1. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng
2. Bổ sung quy định nhằm gia tăng sự liên kết giữa tầng trợ cấp hưu trí xã hội và BHXH cơ bản
3. Mở rộng đối tượng được tham gia
4. Bổ sung quyền thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
5. Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện
6. Đóng BHXH tối thiểu 15 năm sẽ được hưởng lương hưu
7. Khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần
8. Bảo đảm quyền tham gia và thụ hưởng BHXH với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
9. Nâng cao hiệu quả đầu tư Quỹ BHXH
10. Bổ sung quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung
11. Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”
12. Quy định rõ về quản lý thu, đóng BHXH
13. Quy định giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH
14. Sửa đổi, bổ sung quy định của các chế độ BHXH phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Xem chi tiết nội dung văn bản Luật tại đây./.
Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Vinh