Thành phố Vinh tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”

content:

Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong năm thứ tư triển khai, thành phố Vinh đã tập trung đấu tranh quyết liệt với tội phạm và các hành vi vi phạm liên quan đến “tín dụng đen”, nhiều ổ nhóm tội phạm hoạt động “tín dụng đen” bị triệt phá, nhiều vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” được khởi tố, điều tra, truy tố, xử lý nghiêm minh, do đó các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” có biểu hiện co cụm, cảnh giác hơn, không còn hoạt động công khai, manh động, tràn lan như trước. Nhiều cơ sở cầm đồ, cơ sở dịch vụ tài chính dừng hoạt động hoặc chuyển địa bàn kinh doanh. Tình hình treo biển, phát, dán tờ rơi, quảng cáo liên quan đến hoạt động cho vay tại các nơi công cộng, tường, cây xanh, trên các wesbite và mạng xã hội giảm rõ rệt.

Nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân cũng được nâng cao, nhiều chương trình hỗ trợ tài chính của hệ thống ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng được triển khai đáp ứng nhu cầu của người dân nên số lượng người dân tìm đến “tín dụng đen” để vay tiền phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh giảm. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cá nhân vì nhiều lý do khác nhau hoặc sử dụng tiền vay vào các mục đích bất chính, tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội…nên vẫn tìm đến “tín dụng đen” để vay tiền, bất chấp những rủi ro về lãi suất và việc không trả được nợ.

Hiện nay, tình trạng các hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng trên địa bàn thành phố cơ bản đã được kìm giữ, song vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, nổi lên vẫn là tình trạng một số cơ sở núp bóng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, dịch vụ tư vấn tài chính có đăng ký kinh doanh và một số cá nhân hoạt động “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Các đối tượng ngoài sử dụng các hình thức truyền thống như: ngụy trang việc cho vay bằng sử dụng hợp đồng thuê tài sản; việc trả lãi thể hiện qua trả tiền thuê, cắt lãi trước, không ghi lãi vào hợp đồng…bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng mạng internet, các phần mềm quản lý để thực hiện và che dấu hành vi phạm tội. Các hình thức vay tiền trực tuyến, vay qua ứng dụng điện thoại (app) ngày càng gia tăng, các hoạt động quảng cáo phần lớn thực hiện trên các website và mạng xã hội.

          Qua rà soát trên địa bàn thành phố Vinh, hiện nay có 71 cơ sở cầm đồ, 40 cơ sở kinh doanh hỗ trợ tài chính. Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/4/2023, trên địa bàn thành phố đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố điều tra 09 vụ, 10 bị can về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Description: d:\Desktop\12.jpg

Ảnh: Công an thành phố Vinh kiểm tra hoạt động cho vay, tín dụng

 

Từ kết quả trên, có thể thấy thành phố đã chủ động, kịp thời ban hành kế hoạch, các công văn chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiêm vụ, giải pháp Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ đề ra; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, với vai trò nòng cốt của lực lượng Công an địa phương trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân.

Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, cụ thể: nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, còn cho rằng đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh. Các nạn nhân liên quan đến các vụ “tín dụng đen” thường bị đe dọa, có tâm lý lo sợ, không chịu tố giác hành vi phạm tội, có nhiều trường hợp khi Cơ quan điều tra phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu phạm tội liên quan đến “tín dụng đen” thì người vay tiền không hợp tác, né tránh khai báo, không cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” ngày càng tinh vi, đa dạng, khó dự đoán, bên cạnh các loại hình truyền thống thì các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội bằng các hình thức như: cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội như zalo, facebook… gây khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý cho lực lượng chức năng.

Dự báo thời gian tới, tình hình hoạt động “tín dụng đen” tiếp tục tiềm ẩn phức tạp. Ảnh hưởng khó khăn kinh tế kéo dài, các đối tượng tiếp tục lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và lòng tham của một bộ phận người dân để huy động vốn với lãi suất cao nhằm mục đích lừa đảo với số tiền lớn dưới các hình thức huy động tài chính, kinh doanh đa cấp, tham gia họ, hụi... Ngoài ra, số đối tượng đi vay sử dụng tiền đi vay để đầu tư kinh doanh hoặc tham gia các tệ nạn xã hội tiếp tục tìm đến các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” để vay tiền còn tiềm ẩn lớn. Các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm đối phó, trốn tránh việc điều tra, xử lý của lực lượng chức năng. Ngoài sử dụng các hình thức truyền thống như: Ngụy trang việc cho vay bằng sử dụng hợp đồng thuê tài sản, việc trả lãi thể hiện qua trả tiền thuê; cắt lãi trước, không ghi lãi vào hợp đồng.... sẽ tăng cường sử dụng mạng internet, các phần mềm quản lý để thực hiện và che dấu hành vi phạm tội. Hoạt động vay tiền được thực hiện qua các ứng dụng trên mạng internet thông qua các hình thức vay trực tuyến, vay qua ứng dụng điện thoại di động (App)… ngày càng gia tăng. Các hoạt động quảng cáo phần lớn thực hiện trên các website và mạng xã hội.

Do đó đòi hỏi cần huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị tham gia hoạt động tuyên truyền, phòng ngừa, đáu tranh với “tín dụng đen”,  mỗi người dân thành phố cần tích cực tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm liên quan đến “tín dụng đen”. Gắn công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật đến hoạt động “tín dụng đen” với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, phòng ngừa, đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các đường dây tổ chức đánh bạc, tội phạm ma túy. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, với dịch vụ nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng và hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT. Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện về ANTT, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, các cơ sở kinh doanh chuyển đổi từ kinh doanh dịch vụ cầm đồ sang kinh doanh dịch vụ tài chính.

Triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Tập trung rà soát, nắm tình hình về các tổ chức, cá nhân, cơ sở hoạt động kinh doanh tài chính, cầm đồ, huy động vốn với lãi suất cao bất thường, tham gia hụi, họ, biêu, phường có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tổ chức điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, đảm bảo xử lý nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm. Lựa chọn một số vụ án có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, nhất là các vụ án gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân để xác định án trọng điểm, tổ chức xét xử lưu động nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung./.

Lương Giang - VP

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

content:

Thời tiết