1. Giới thiệu chung
Với người dân xứ Nghệ, nói đến "Làng Đỏ" là
nói về vùng đất "địa linh nhân trung", nơi "đi đầu dậy
trước" với khí thế "long trời lở đất" trong cao trào Xô viết
Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, và cùng những đóng góp to lớn xuyên xuốt 2 cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc, Làng Đỏ - phường Hưng Dũng (TP. Vinh) đã được Chủ
tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND...
Quá khứ hào hùng
Ngày 16/12/2014, thông tin Chủ tịch nước ký quyết định
tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã tràn về
khắp các nẻo đường trên địa bàn phường Hưng Dũng. Chỉ ít ngày sau, tại Đình
Trung - Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, nhiều cán bộ lão thành, nhân
dân và lãnh đạo phường đã làm lễ báo tin vui lên các bậc tiền nhân. Và tôi, có
cơ may được nghe về những trang sử hào hùng của Làng Đỏ Hưng Dũng.
Các cán bộ lão thành phường Hưng Dũng kể rằng, từ
những năm 1926 - 1929, Yên Dũng Thượng đã là nơi phôi thai phong trào yêu nước
và cách mạng. Vậy nên, chỉ 2 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành
lập, vào ngày 3/4/1930, Chi bộ Đảng xã Yên Dũng Thượng ra đời. Với sự lãnh đạo
trực tiếp của chi bộ đảng, các tổ chức quần chúng như Nông hội đỏ, Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Đội xích vệ cũng lần lượt được thành lập để dẫn dắt phong
trào đấu tranh của nhân dân toàn xã phát triển mạnh mẽ. Sáng ngày 1/5/1930 là
cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ. Hơn 1.200 nông dân xã Yên Dũng Thượng đã hợp nhất
với các đoàn nông dân các xã vùng hạ Nghi Lộc xuống đường biểu tình đòi tăng
lương cho công nhân, giảm sưu thuế cho nông dân. Cuộc biểu tình đã bị binh lính
Pháp đàn áp dã man, riêng xã Yên Dũng Thượng, các đồng chí Nguyễn Đôn Nhoạn,
Nguyễn Đức Tiềng đã hy sinh, nhiều người khác bị thương và bị địch bắt. Dù vậy,
cuộc biểu tình được khẳng định là sự kiện mở đầu cho cao trào Xô viết Nghệ
Tĩnh, là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, công nhân, nông dân và binh lính
bắt tay nhau cùng đấu tranh, và Yên Dũng Thượng có vai trò “Đứng đầu dậy
trước”.
Dù bị đàn áp dã man nhưng với sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ
Vinh, chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ Yên Dũng Thượng đã cùng các tổ chức
khác tiếp tục chỉ huy quần chúng phối hợp với công nhân các nhà máy Vinh - Bến
Thuỷ tổ chức biểu tình, phát động phong trào đấu tranh đòi tăng lương cho công
nhân, giảm sưu thuế cho nông dân. Tháng 8/1930, Yên Dũng Thượng được Xứ uỷ
Trung Kỳ lựa chọn làm địa điểm đặt cơ quan để từ đó chỉ đạo các phong trào đấu
tranh cách mạng. Tháng 9/1930, cuộc biểu tình lớn với hàng ngàn nông dân và
công nhân Nhà máy Diêm tham gia đã diễn ra tại Đình Trung bắt bọn hào lý trả
lại ruộng đất công và hàng ngàn quan tiền đem chia cho dân nghèo. Sau cuộc đấu
tranh, Chi bộ Đảng Yên Dũng Thượng và tổ chức Nông hội đỏ đã lãnh đạo nhân dân
cử ra đại biểu để quản lý mọi công việc trong toàn xã. "Xô Viết nông
dân" được thành lập và cái tên "Làng Đỏ" chính thức ra đời.
Từ đầu năm 1931, thực dân Pháp và tay sai đã tổ chức
lực lượng trở lại đàn áp, nhiều cuộc khủng bố trắng tàn khốc diễn ra. Ở Yên Dũng
Thượng, địch đưa lính về xây dựng đồn bốt trong xã và tiến hành khủng bố rất
tàn bạo. 15 đảng viên và cán bộ cốt cán đã bị bắt, bị xử bắn và tù đày. Dẫu
vậy, quần chúng Yên Dũng Thượng vẫn một lòng giữ trọn niềm tin vào cách mạng,
bí mật chở che, bảo vệ, nuôi giấu nhiều cán bộ, đảng viên. Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công và trong quá trình cùng cả nước thực hiện cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, cán bộ, nhân dân Yên Dũng Thượng ngoài động viên hàng trăm
con em lên đường nhập ngũ còn tích cực lao động sản xuất, đóng góp tiền của,
lương thực nuôi quân; Chi bộ Đảng ở đây đã lên đến hàng trăm người (chưa tính
số đảng viên quân đội và các cơ quan Đảng, Nhà nước).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hưng Dũng là địa
bàn có nhiều cơ sở quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh,
của thành phố nên đã trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Trong
8 năm (1964 - 1973), giặc Mỹ đã đánh phá vùng Hưng Dũng 592 trận với 5.674 quả
bom, 104 quả rốc két, 350 quả pháo hạm; máy bay B52 từng rải thảm khiến toàn bộ
nhà dân xóm Tân Định bị cháy sập. “Làng Đỏ” khi đó trở thành vùng đất lửa. Dù
vậy, khí chất cách mạng những năm 1930 - 1931 của cán bộ, nhân dân Hưng Dũng
vẫn vẹn nguyên. Các cán bộ lão thành tự hào "Một hình ảnh mãi còn in đậm
trong tâm trí nhiều cán bộ, chiến sỹ bộ đội cho đến tận bây giờ là quân và dân
Hưng Dũng “cả làng quanh mâm pháo", không sá chi hiểm nguy, gian nan vất
vả”. Tính cho đến kết thúc chiến tranh, dân quân và nhân dân Hưng Dũng đã giúp
đỡ hàng chục nghìn lượt các đơn vị bộ đội, xe cơ giới tạm trú, tạm lánh trong
nhà dân để chờ thời điểm thuận lợi vượt qua phà Bến Thủy; xây đắp trên 30 trận
địa chiến đấu của bộ đội cao xạ, tên lửa và trận địa trực chiến; đào hơn 3km
giao thông hào nối liền các xóm, 270 hầm cất giấu xe pháo, vũ khí đạn dược cho
bộ đội. Ngày 1/9/1967, dân quân Hưng Dũng trực chiến đã bắn rơi máy bay đầu
tiên của Mỹ trên bầu trời thành phố...
Trong lớp lớp người Làng Đỏ, Yên Dũng Thượng, Hưng
Dũng tham gia Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, đã có gần 270 người hy sinh vì tổ quốc; có 5 bà mẹ được phong tặng
danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Với những đóng góp đó, năm 1969, dân quân
Hưng Dũng từng được được tuyên dương là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân; phường Hưng Dũng đã được Chủ tịch nước nhiều lần tặng thưởng Huân chương
Quân công, Chiến công và Bằng khen các loại.
Tương lai phát triển
Với cán bộ nhân dân Làng Đỏ - Hưng Dũng, quá khứ hào
hùng của các bậc tiền nhân là niềm tự hào không dễ gì có được; đây là tài sản
tinh thần vô giá, là động lực để các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp
bước vẻ vang dưới ngọn cờ của Đảng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh. Và
thực tế, từ khi đất nước chấm dứt chiến tranh, hòa trong nhịp độ phát triển
chung của cả nước, của tỉnh, thành phố, Làng Đỏ - Hưng Dũng đã chuyển mình trở
thành một phần quan trọng trong đô thị loại I với những con đường lớn phong
quang, sạch đẹp như Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Duy Trinh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn
Gia Thiều… gắn với các khu dân cư đông đúc, san sát những ngôi nhà cao tầng
kiên cố với đủ các loại hình kinh doanh dịch vụ. Đánh giá lại việc thực
hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ 2010 - 2015, với phương châm “Phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm”, Đảng ủy, chính quyền phường Hưng Dũng đã tập trung trí
lực đưa ra nhiều những giải pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, và đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Từ những kết quả đạt được, tại Đại hội Đảng
bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đã đoàn kết,
trách nhiệm lựa chọn bầu ra những người con ưu tú nhất để gánh vác trọng trách
xây dựng, phát triển Làng Đỏ Anh hùng.
Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng, ông Nguyễn Như Hải tâm
sự: "Qua Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc,
tinh thần yêu nước và khí chất cách mạng của con người Làng Đỏ - Hưng Dũng đã
được khắc họa rõ nét. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Chủ
tịch nước đã quyết định phong tặng là niềm mong của cán bộ, nhân dân Làng Đỏ -
Hưng Dũng trong suốt nhiều năm qua. Niềm mong Làng Đỏ Anh hùng đã thành hiện
thực, chúng tôi tự hào và nguyện cùng toàn thể cán bộ, đảng viên cùng nhân dân
đồng lòng, chung tay góp sức để tiếp tục xây dựng phát triển quê hương, xứng
đáng với những giá trị cao đẹp mà các bậc tiền nhân đã để lại...".
Nhật Lân-Baonghean.vn
2. Điều kiện tự
nhiên
|
- Diện tích: 525 ha
- Dân số: 14552 khẩu, hồm 18 khối trong đó có 17 khối dân cư, 1 khối chung cư
(Khối Tân Hợp).
- Kinh tế: Phường chủ yếu phát triển về Dịch vụ - Thương mại, Buôn bán.....
- Công trình: có các trường học, bệnh viện lớn: Đại học Y, Đại học SPKT Vinh,
Bệnh viện ĐK Nghệ An, Bệnh viện Nhi....
- Di tích: Phường Hưng Dũng là cái nôi Cách mạng với truyền thống quê hương
“Làng Đỏ”. Phường có các di tích văn hóa nổi bật như: Cây xanh chùa Ni, Nhà
truyền thống (Đình Trung), Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà ông Nguyễn Hữu Diên, Dăm
Mụ Nuôi.
|
3. Bộ máy tổ chức
Bí thư: Nguyễn Ngọc Khánh
ĐT:0986.565757
Chủ tịch: Ông: Nguyễn Như
Hải
ĐT: 091.832576
PCT: Ông NGuyễn Phúc Trang
|
|